Thứ bảy, 20/04/2024 - 07:34|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường Tiểu học Tiên Thọ

TRANG SÁNG TÁC CBGVNV

Chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2013 trang văn học xin giới thiệu những sáng tác của các thầy cô giáo nhà trường
TRANG THƠ VĂN CỦA CBGV CNV
NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11.2013
_______________________________________


GV: Dương Thị Mỹ Hạnh         
              
Tổ: Sử Địa- Công dân
 
VIẾT VỀ CÔ GIÁO CŨ

 
Mỗi năm cứ đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là lòng tôi lại  dâng trào cảm xúc khi nhớ về cô giáo dạy Văn của mình (cô chủ nhiệm tôi năm học lớp 9) của trường cấp 2 Lê Văn Tám năm học 1990- 1991.
Cô sống thật giản dị (tuy gia đình cô khá giàu có) nhưng cô có cả một trái tim nhân hậu, biết yêu thương và tha thứ cho học trò. Cô đã thổi vào tâm hồn chúng tôi những cảm xúc dạt dào qua những tiết học. Đặc biệt, cô rất gần gũi và quan tâm đến từng đối tượng học sinh trong lớp nên bạn nào cũng yêu mến cô. Khi cô bước vào lớp tôi cảm nhận được một nguồn năng lượng yêu thương đang lan tỏa nơi tuổi thơ chúng tôi. Không ai nói với ai lời nào nhưng nhìn ánh mắt của các bạn, tôi đã đọc được điều đó. Và tôi thật cảm ơn cái ngày 20/11 đầy ý nghĩa vì nhờ ngày này mà tôi có dịp nhớ lại để tri ân về cô giáo mà tôi yêu quý nhất. Cho dù quá khứ đã trôi xa nhưng hình ảnh cô vẫn luôn sống mãi trong trái tim tôi.
Bây giờ có lẽ cô đã nghỉ hưu rồi nhưng dù cô có ở nơi xa xôi nào, tôi cũng luôn nhớ về cô và mong cô cùng gia đình sống khỏe. Tôi ước mong mình có đủ duyên lành để được gặp lại cô trong một ngày gần đây để thốt lên rằng: “Cô ơi, học trò của cô hiện giờ chỉ là một cô giáo dạy bộ môn Địa lí bình thường thôi nhưng mỗi bước chân đi em tin chắc mình sẽ bước đi trên con đường của cô đấy, cô ạ”. Và trong mắt em, cô chính là “vị thánh trên bục giảng”.

 
  
 
Dương Thị Mỹ Hạnh (Tổ Sử Địa- Công dân)
 
 
VỀ VỚI CHA
 
Con mãi rong chơi chốn bụi trần
Để lòng cha quặn thắt nỗi đau thương
Ngóng trông con ngày đêm tha thiết
Con vẫn mịt mờ trong thế giới phồn hoa.
 
Con hãy nhớ những lời cha dạy bảo
Sớm quay về với bản giác thanh cao
Vì nơi đây là quán trọ ven đường
Chỗ dừng chân tạm cho một giấc ngủ mê.
 
Con yêu! Con vẫn sống trong động của cuộc đời
Nhưng lòng mình bất động giữa phong ba
Con nhớ nhé lòng cha luôn mong mỏi
Con chóng trở về nơi góc nhà bình yên.

 
 
 
 
TRẦN THỊ THU THUỶ
 
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH
 
 
 
Năm học mới đến, thầy cô giáo và HS trường THCS Lý Tự Trọng với nhiều niềm vui, riêng tổ Hóa Sinh chúng tôi còn có một nềm vui lớn , đó được sở hữu cơ ngơi mới : Trung tâm THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH  trong đó có 2 phòng học dành cho 2 nhóm Hóa học và Sinh học.
 
Khai giảng năm học mới cũng là ngày TT TNTH được khai trương. Có phòng thực hành khang trang, là niềm mơ ước của các thầy cô giáo  trong tổ qua nhiều năm, nhưng đó cũng là thách thức, đòi hỏi sự nổ lực nhiều của toàn tổ trong thời gian sắp đến.
 
Có một thực tế, HS chúng ta học lý thuyết rất giỏi, nhưng khi ra trường không phải ai cũng làm việc tốt và xuất sắc. Nguyên nhân là do HS ít được thực hành. Những năm gần đậy, trang thiết bị được mua sắm nhiều hơn, số tiết thực hành đã được tăng lên nhưng vẫn quá ít so với phần lý thuyết..., hiệu quả mang lại chưa cao do khung chương trình mới chỉ nêu ra được  nội dung dạy học, còn cách thức cụ thể thì còn chung chung. Đặc biệt, việc dạy thực hành phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ GV, Chính vì vậy việc cần thiết nên có một cái nhìn chung để tổ chức 1 tiết dạy thực hành cho thật tốt.
 
Trước yêu cầu đó, tổ chúng tôi với 8 con người tràn đầy nhiệt huyết đã thường xuyên trăn trở tìm tòi các giải pháp để làm thế nào thực hiện tốt các tiết thực hành trên lớp, giúp HS thực hiện được phương châm học HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH, qua hơn 2 tháng đi vào hoạt động, với biết bao nhiêu vất vả nhưng khi nhìn cảnh quang chung ở các phòng,  nhìn HS miệt mài trong các giờ học thực hành thí nghiệm, phần nào được bù đắp công sức đầu tư của các cô giáo bộ môn và an tâm hơn về việc thực hiện nội dung thực hành ở các khối lớp.
 
Có lẽ đây là kết quả bước đầu ở “ngôi nhà mới” của tổ nhằm kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam năm nay, cả tổ sẽ cố gắng hết sức đạt thành tích cao hơn để xứng đáng với sự đầu tư, sự kỳ vọng của nhà trường.

 
Thu Thủy hs
 

NGUYỄN THỊ THU PHONG
ƯU TƯ

Hôm nay lên lớp khác xưa rồi
Cũng bàn, cũng ghế, cũng bảng đen
Nghe nhìn thảo luận cùng nhau biết
Độc lập tư duy nhiều sáng tạo
Vẽ lên đường nét thật là hay
Học nhanh, nhớ rõ lời cô giảng
Sơ đồ in mãi trong mắt em
Kết quả tương lai rạng sáng ngời./.

Nguyễn Thu Phong
 
 
Nguyễn Thị Phi
 
THẦM LẶNG

Em biết đấy!
Cuộc đời nhà giáo
Rất đơn sơ!
Tập giáo án gối đầu
Viên phấn trắng!
Hương cuộc đời bay bổng
Đêm về đêm, thao thức băn khoăn.
Dẫu gian lao...
Vẫn thầm lặng năm tháng.
Vì thế hệ...
Vì ánh sáng tương lai...
Mãi mãi trong ta tình yêu thầm lặng
Dẫu gian lao...
Trăm năm vẫn trồng người

TRƯỜNG QUÊ

Bồi hồi nhớ lại trường xưa
Tam Thanh quê mẹ sớm trưa đi về
Quê nghèo thắm đượm tình quê
Sông Trường Giang chảy xuôi về biển khơi.
 
 
Người ơi xin giữ trọn lời
Đò xưa bến cũ khắc sâu nghĩa tình
Anh về nhớ lại quê mình
Quê hương vùng cát hồi sinh từng ngày.
 
Trường quê nay đã đổi thay
Công thầy dạy bảo, ơn thầyy khắc sâu
Dẫu rằng: “ Biển hóa nương dâu”
Thầy xưa, trường cũ muôn đời nhớ thương!
 
 
                                    Tam Kỳ, ngày 4/11/2013
      Giáo viên: Nguyên Thị Hà – Tổ Tiếng Anh

VẦNG TRĂNG CỦA EM

 
                   Cô là vầng trăng tỏ
                   Tỏa bóng mát dịu êm
                   Cho em thêm niềm tin
                   Bay cao vào cuộc sống
                   Những lúc nhìn ánh trăng
                   Em cảm thấy lòng mình
                   Dịu êm và hạnh phúc
                   Lòng cô thật cao cả
                   Nâng cánh tuổi thơ em
                   Tới chân trời tri thức
                   Em mong cô sống mãi
                   Để lái thuyền ước mơ
                   Đưa chúng em vào bờ
                   Lên đỉnh cao tri thức.
 

                                      Đoàn Thị Thu Thủy (SĐ)

TRƯỜNG TÔI
 
Lý Tự Trọng của chúng tôi
Ngôi trường thân thiện ở ngay bên đường
Sân trường xanh mượt bóng cây
Hoa khoe sắc tím nhụy đầy ngát hương
Thầy mẫu mực, nỗi yêu thương
Thi đua dạy tốt kỷ cương ai bì
Phương pháp mới luôn khắc ghi
Từng ngày phấn trắng cũng vì học sinh
Trò tích cực có khác chi
Học chăm ngoan ngoãn mỗi khi đến trường
Thầy trò quá đỗi thân thương
Tương lai tươi đẹp mở đường em đi
Nề nếp tốt mãi duy trì
Thầy cô cha mẹ mong gì em ơi
Mong cho chất lượng tuyệt vời
Quyết tâm dạy học, trường tôi từng ngày
Cùng nhau tay nắm chặt tay
Hoàn thành kiểm định kỳ này gắng lên!

    10/11/2013
          Võ Thị Lễ
 
    MẸ VÀ CON
Sáng chở con đi hoc
Xe vừa đến cổng trường
Gặp thầy ngay trước cổng
Con quay lại nói khẻ:
Thầy của con đó mẹ.
Mẹ nhìn con khẻ nói:
Thầy của mẹ đó con.
- Em chào thầy
- Con chào thầy
. . .
Trưa về con nói lớn
Me! Con biết vì sao
Mẹ lại chọn nghề giáo
Chắc sau này có lẽ
Con cũng sẽ giống mẹ
Chọn nghề giáo như thầy

               Nguyễn Thị Thủy  (Lý-CN)

NÓI VỚI EM
 
Đường về làng chiều nay mưa tầm tã
Em tôi về! Ướt lạnh quá đi thôi
Nhìn em tôi co ro trong áo mỏng
Lòng chạnh lòng, ôi thương lắm em ơi!
         
          Sách vở trên tay, ướt hết cả rồi
          Con đường nhỏ nước tràn qua lai láng
          Chân dại khờ, dò dẫm bước sang ngang
          Bao hiểm nguy đang chờ em phía trước
 
Vẫn vững lòng em dấn thêm từng bước
Biết ở nhà ba mẹ đợi em mong
Đã nhiều lần em muốn thôi không học
Vất vả kiếm tiền cho cuộc mưu sinh
         
          Em biết không? Cái khó vẫn rập rình
          Chực ùa đến chỉ cần ta lơ đểnh
          Phải vững lòng để vững bước tiến lên
          Bước vào đời khẳng định mình em nhé!

 
 
                                                Lê Thị Thanh Thúy
                                                Tổ Thể dục - Âm nhạc


ĐÓA HỒNG NĂM ẤY                                                                                                                                            
Năm nay mưa ít, vậy mà quê tôi không được yên bình, bao nhiêu cơn bão đi qua, dư chấn hãy còn, hàng cây sau trường Lý Tự Trọng xiêu đổ tội nghiệp. Mặc cái thời tiết thất thường hờn dỗi, lòng tôi vẫn cứ một rạo rực mơn man: ngày nhà giáo sắp đến rồi.
            Tôi không nhớ ngày sinh nhật của mình, đoảng thật, mà cũng chẳng sao. Nổ chút cho vui, ngày xưa tôi là cô nữ sinh xinh xắn, bạn trai cứ tìm cớ tặng quà sinh nhật, thôi thì tôi cứ bịa đặt lung tung, có quà là vui rồi, hi hi…Và ngày nhà giáo trở thành sinh nhật của tôi, một sinh nhật vui bất tận với ngàn hoa học trò mang tặng. Tôi không biết năm nào nhiều hoa hơn năm nào, nhưng nhớ mãi đóa hồng của nhỏ học trò cưng năm ấy. Nhỏ ngoan nhất, hiền nhất, giỏi nhất, vậy mà sao kì thi học sinh giỏi toàn thành phố, khi đội tuyển của tôi mang về thật nhiều giải thì…không có giải của em. Tôi thật cảm phục bản lĩnh kiên cường của nhỏ, nước mắt lăn dài trên má mà mặt cứ tỉnh khô. Linh tính mách tôi rằng như có chuyện chẳng lành. Cuối buổi học, tôi cố ý trùng trình đợi em ở cổng trường mà không thấy em ra. Khi quay về lớp, em đang gục mặt trên bàn học, nghe tiếng chân tôi bước đến, em chợt òa lên khóc. Làm sao bây giờ? Tôi chỉ biết dỗ dành: khóc đi, khóc cho nhẹ người, cô biết em có quyền được khóc.
            Và mùa sinh nhật năm ấy em đã đến thăm tôi với một bông hồng, và cánh thiệp mừng có hình bầu trời trong xanh. Dòng chữ đẹp như múa của em thỏ thẻ “ Kính tặng cô, khi vấp ngã cô đã dành cho em quyền được khóc, cô là tình yêu bình yên của em!” .Tôi không nói tên ra hẳn đồng nghiệp của tôi cũng nhớ ra rồi cô bé học trò năm ấy. Tôi hiểu hơn, mình phải là người đồng hành với các em trong những lúc các em thất bại. Phải dạy các em cười, và dạy cho các em biết khóc.
            Một sinh nhật nữa lại đến, mùa mưa bão liệu có ảnh hưởng đến thị trường hoa? Có thể, nhưng tôi tin rằng tấm lòng của các học trò sẽ vẫn thắm, các em là mùa bình yên trong tâm hồn tôi.

 Lê Thị Thùy Trâm

PHẤN TRẮNG
 
Phấn trắng gắn đời thầy qua năm tháng
Phấn lặng nghe tình thầy trong bảng nhỏ
Thầy cùng phấn mỗi ngày trên bục giảng
Lướt mái chèo đưa tiễn khách sang sông
Tóc điểm bạc mà lòng thầy thanh thản
Bởi tháng năm phấn trắng dệt thành hoa
Để nở mãi cho cây đời thêm trái
Rất ngọt ngào trong trắng tuổi phấn hoa
Tóc dẫu bạc ngày mỗi ngày vẫn mới
Và bảng đen phấn trắng vẫn nguyên màu 
 
                             GV: Hồ Thị Mỹ Hạnh
                                  Tổ Ngữ Văn
 
CẢM XÚC
 
Giữa những ngổn ngang với những bài văn viết của học sinh đã qua đánh giá nhận xét còn nằm yên ắng trên bàn . Đôi mắt tôi cũng đã nhạt nhòa bởi thời gian làm việc kéo dài 
hơn so với  dự định . Trong ý tưởng chỉ chấm một hoặc vài bài nữa thôi. Bất chợt mắt tôi sáng hẳn lên , sự căng thẳng mệt mỏi vội biến đi và trả lại một trạng thái hưng phấn bởi những con chữ rõ ràng , từng nét đều đặn như tỏ bày một suy nghĩ trong đó chứa đựng một tình cảm sâu nặng , bao dung , tha thiết của tình phụ tử mà đã qua hàng  trăm ý tưởng đã được tôi dò xét , đánh giá nhưng chưa thể hiện được  . Bài viết của một học sinh đang đối diện với tôi đã đánh thức sự mệt mỏi , thay vào đó là một sự cuốn hút theo từng dòng , từng nét chữ như thôi thúc tôi suy nghĩ , ý tưởng này là của một em học sinh nào? Bày tỏ tình cảm cha con mà người cha là ai đây ? Mà sao hình ảnh ấy thấy  quen quen và đã sống ở đâu đấy , quanh đây thôi! Lần theo suy nghĩ của đứa học trò lớp 7 . Tình cha trong con bộc bạch một cách chân thật    “ Ba tôi không làm giám đốc , không đi xe hơi  như bao người khác , ba cùng cây đàn ghi-ta cất lên những âm thanh từ tâm hồn nghệ sĩ”  Bởi bằng sự thỏa lòng  và khiêm nhường của đứa con biết suy nghĩ và hiếu thảo dành cho cha. Hình ảnh người cha trong con trở nên giá trị hơn , vĩ đại hơn.  Vì giá trị đích thực được nhìn nhận và  đánh giá từ tấm lòng yêu cha sâu thẳm .Dõi theo những ngôn ngữ biểu đạt , hình ảnh người cha ngày càng được thể hiện đầy đủ với những chất thực của con người thực mà hạnh phúc người con đã nếm trải nơi cha một hình bóng đẹp đẽ chứa đựng trong một tình cảm ấm áp ngọt ngào . Thương cha , suy nghĩ về cha vội vã với quĩ thời gian của một đời người sao lại trong em một đứa học trò nhỏ sớm nhận thức được điều đó - em suy nghĩ  “ Tôi chỉ thấy sợ hơn mỗi ngày trôi qua , tôi sợ đến một lúc nào đó không còn nghe tiếng đàn ghi-ta quen thuộc trong đêm , sợ những lúc phải nhìn thấy cây cần câu bám bụi nơi góc nhà …Chao ôi ! khi một ngày nào đó chỉ còn là nhớ thương… tôi sợ lắm ! âu lo ấy phải chăng trong em sợ thiếu … vắng … tình phụ tử mà tình yêu ấy rộng hơn biển cả , cao hơn núi ngàn . Tôi yêu ba vì một lẽ dĩ nhiên : Con là con gái của ba”
  Cảm nhận và nếm trải mạch cảm xúc dịu ngọt , xuất phát từ tấm lòng yêu thương , trái tim nhân hậu ẩn chứa một hình ảnh đẹp , tuyệt vời của người cha gieo vào tâm khảm , đặt để trong trái tim đứa con của mình một tình yêu kỳ diệu , với những ấn tượng đẹp đẽ về người cha . Tôi tự hỏi phụ huynh ấy là ai ?
  Mong đến ngày phát bài thi cho học sinh để biết được bài văn ấy là của em nào? Và cuối cùng , tôi cũng tìm ra được địa chỉ . Đó là bài của em Hoàng Ngân- học sinh lớp 7/2
  Đối diện với em , tôi thật xúc động –tôi reo lên ! Cô chúc mừng em – bài văn em viết rất hay , cảm xúc của em thật chân thành khi viết về ba của mình  và em có một người cha thật tuyệt vời !
  Thật vậy ,người cha ấy thân  thương biết dường nào , với  sự quan tâm , chăm sóc và đặc biệt là tình yêu thương đã dành cho con , ông đã đem đến  cho con - Tâm hồn tuổi thơ , tình yêu và sự kiêu hãnh về cha của mình đến thế ! . Thiết nghĩ , cuộc sống xung quanh chúng ta, đâu đó-lại có những người cha thiếu đi sự quan tâm , lo lắng ,  chia sẻ tình cảm với con  mình , chưa tạo được niềm tin cho con trẻ … Hãy thắp sáng lên trong tâm hồn trẻ thơ  một niềm tin yêu , một chỗ dựa tinh thần vững chắc và lòng  tự hào về người cha của mình – như em Hoàng  Ngân đang có  …

                                                                                        GV: Hồ Thị Mỹ Hạnh
                                                                                        Tổ : Ngữ Văn

NHỊP ĐỜI

Năm ấy đầu thu
Tiếng trống trường thổn thức
Bối rối chân ai…
Long lanh mắt nhìn
Lá thu rơi…rơi…
Sân trường lớp học
Chớp mắt…
Không còn tuổi đôi mươi
Thời gian đi rất vội
Ai cũng đi rồi?
Bóng dáng xa xôi
Mùa thu lại tới
Không còn như xưa
Mắt long lanh
In vết nhăn rồi…
Nhịp đời!
Cứ lặng lẽ trôi
Chỉ có em-tôi
Đồng nghiệp
Ở lại…
Bên đời
Tiếp tục “trồng người”
Điệp khúc
Yêu thương…

* Nguyễn Thị Thanh Thủy (Văn)
 
  Học trò tôi.
 
Sáng hôm nay sân trường yên ắng quá!
Hai hàng cây vòm lá vẫn xanh màu.
Mưa không về gió cũng trốn đi đâu.
Con chim nhỏ buồn rầu quên cất tiếng.
Học trò tôi có đứa còn lười biếng.
Cứ mải mê chơi chẳng chịu học hành.
Rồi vô tình để ngày tháng qua nhanh.
Đâu biết được tương lai dần khép lại.
Lắm lúc một mình tôi trăn trở mãi.
Chẳng biết làm sao vun xới cây đời.
Tuổi nghề qua đã mười mấy năm trời.
Bài toán giải sao vẫn còn quá khó.
Có người bảo học trò là chuyện nhỏ.
Nghĩ làm gì thêm mệt óc mà thôi.
Tuổi năm nay cũng sắp bốn mươi rồi.
Cứ vô tư đi cho đời thanh thản.
Đã biết vậy mà ngày ngày tháng tháng.
Vẫn mãi đam mê chuyện lớp chuyện trường.
Nhìn học trò lòng cứ thấy thương thương.
Nên tôi biết mình không làm khác được.
                 ( Nguyễn Thị Thanh Thúy- Tổ Tiếng Anh)

 
______________________________________
Bài học
(Cảm xúc khi dạy truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng)
                   Sáng nay vui, một niềm vui rất thực,
                   Tiết dạy “Chiếc lược ngà” cảm động làm sao!
                   Bao trăn trở cồn cào như dông bão,
                   Nỗi lòng ông (*) da diết đến khôn cùng.
                   Tình cha con khiến cô trò cảm động,
Nghịch cảnh một thời đâu dễ nào quên!
                   Tiết dạy thành công nếu điều bất thường không đến.
                   Tiếng nấc vang lên phá tan im lặng.
                   Em đầm đìa, bao ánh mắt chợt rưng rưng.
                   Thổn thức … ngập ngừng…
                                                                  “Bố … bỏ …em …đi…”
                   Cô trò ôm nhau trong tiếng thầm thì.
                   Em cứ khóc để cho lòng diệu vợi,
                   Để không còn dấu vết của đớn đau.
                   Tiết dạy sang nay – Bài học đời sau:
                   “Có những niềm vui không đi cùng năm tháng,
                   Có những nỗi buồn còn mãi với tháng năm.”
(*) Ông – Ông Sáu, nhân vật chính trong truyện “Chiếc lược ngà”.

                                                                   Nguyễn Thị Kiều Thân
       
Nói với em

                   Chưa có bao giờ vất vả như hôm nay.
                   Đề văn cũ đến từng từ, từng chữ.
                   Em nhọc nhằn, cắn bút vỡ thành đôi
                   Trang vở lấm lem, giọt mồ hôi nóng hổi.
                   Cô chạnh lòng “Ôi, thương lắm em ơi!”
                   Cô rất giận những ngày em ham chơi bỏ học,
                   Dối thầy cô, giấu ba mẹ chẳng đến trường.
                   Giận em nhiều, muốn “bõ mặt” lại vấn vương.
                   Nên ấp ủ trong lòng “cô sẽ giúp”,
                   Chút lòng thương, ít kiến thức để vào đời.
                   Nhưng em nhớ, cố gắng nhiều hơn nhé!
                   Lấy kiên trì xóa hết những đam mê.

                                                          Nguyễn Thị Kiều Thân
           Hồn quê
                  Tôi về thăm lại tháng năm
Trăng non lấp ló, gọi rằm ầu ơ!
                  Tìm về năm tháng tuổi thơ
Đêm đêm gõ nhịp để chờ trăng lên.
                   Vầng trăng, con nước lênh đênh,
Hồn quê sâu nặng tình lênh láng tình.
                                      Nguyễn Thị Kiều Thân
 

CON ĐƯỜNG ĐI HỌC

Con đường đi học ngày xưa
Cát và nắng, rét và mưa bốn mùa
Ơn thầy con chữ thoi đưa
Dệt nên cuộc sống ơn chưa đáp đền
Hạt cơm cha mẹ nào quên
Tháng ngày như sợi chỉ bền trong tim

Giờ con là một cánh chim
Một con thuyền nhỏ đi tìm mùa xuân
Những đôi mắt vẫn trong ngần
Những đôi môi đỏ những lần hạ qua

Con đường đi học ngày xưa
Những câu chữ vẫn như vừa qua đây
Con đường đi học hôm nay
Chuyến xe bus vẫn nối ngày sang đêm
Lời thầy giảng vẫn êm đềm
Cuộc đời cứ mãi còn thêm vơi đầy

Cơm cha áo mẹ công thầy
Con đường đi học mỗi ngày dài hơn

Nguyễn Thị Hà Đông


NÓI VỚI HỌC TRÒ
 

Cô và em có quen biết nhau đâu
Từ xa lạ đã trở thành nỗi nhớ
Nhặt chút gió lén lùa qua trang vở
Cánh phượng hồng nở muộn nắng thu non
 
Lớp học mỗi ngày cứ thế vui hơn
Có lặng lẽ hạt mưa rào rơi xuống
Ươm mầm chữ cho ngày mai tỏa sáng
Thương vành nôi  bên tiếng mẹ ru hời
 
Cô và em hai khoảng cách cuộc đời
Thành thân thiết từ thuở nào không rõ
Nồng vị mặn biển dạt dào sóng vỗ
Núi non xanh mây trắng mơ màng
 
Chút hồn nhiên còn đọng cánh thời gian
Như hoa phấn hoài luyến thương bục giảng
Dòng tri thức lăn tròn theo năm tháng
Giữa cuộc đời cô vấp một ...vầng trăng .
                                                                  

                                                                             Võ Thị Bích Phượng    
 
 
 MẸ TÔI
 
Mẹ sinh con trong đêm đông lạnh lẽo.
Lại một mình vất vả nuôi con.
Giờ đây con đã vuông tròn.
Mẹ vẫn mãi lo con còn nhỏ.
 
Mẹ nuôi con trong cô đơn hiu quạnh.
Không một người chia sẽ khó khăn.
Nhưng Mẹ vẫn không  lời than khổ.
Mãi nuôi con che chỡ từng ngày.
 
Ôi Mẹ ơi! Xin đừng lo nữa.
Hãy yên lòng nghĩ dưỡng bản thân.
Để cho con chăm lo cho Mẹ.
Bù đắp một phần Mẹ vất vả nuôi con.
 
Con chỉ sợ không còn cơ hội.
Bởi cơn đau hành hạ từng ngày.
Nhìn Mẹ đó con lòng quặn thắt.
Không biết làm gì chia sẽ cơn đau...

 
                                      Trần Thị Cảnh


 NỖI NIỀM!
Tôi đã sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghề nhà giáo, lúc còn ngồi ghế nhà trường tôi đã ước ao  sau này mình sẽ làm cô giáo để dạy lại các em thế hệ sau… và như vậy ước mơ của tôi đã thành hiện thực. Năm nay là năm thứ 15 tôi đã đứng lớp và tôi củng đã trải qua 03 ngôi trường, đây là ngôi trường thứ 3 và có lẽ củng là ngôi trường cuối cùng tôi dừng chân để truyền đạt  kiến thức cho các thế hệ trẻ hiện tại và sau này. Đúng, ngôi trường Lý Tự Trọng, ngôi trường mang tên  một người anh hùng dân tộc… Ngôi trường mà tôi đã chọn và đặt mọi niềm tin vào ngôi trường này…
          Năm nay tôi được BGH phân công chủ nhiệm lớp 6/7 và giảng dạy các lớp khác. Tuy lớp 6 là lớp mới bước vào cấp II nhưng thật sự làm tôi thấy rất quyến luyến, tôi đã trải qua không biết bao nhiêu là lớp học, bao nhiêu là học trò, nhưng đối với tôi, cho dù có dạy một ngày tôi vẫn coi đó là học trò thân thương của tôi. Nói về các lớp mới vào trường, tôi phải tìm mọi cách để được gần gủi và tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của  từng em học sinh, để từ đó tôi có thể rút ra được phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Đối với các lớp 7,8 và 9, mỗi năm trôi qua là mỗi năm có biết bao nhiêu là kỹ niệm cô trò, những kỹ niệm đó không bao giờ phai mờ trong tôi. Mỗi mùa hè đi qua là gợi lại cho tôi biết bao là kỹ niệm, có những kỹ niệm vui ta muốn nhớ mãi nhưng cũng có những niệm buồn ta muốn quên đi. Với tôi, mỗi năm học trôi qua tôi đều có thêm rất nhiều học trò, những học trò luôn gắn bó với tôi trong quá trình dạy và học, những em học trò rất dể thương và tinh nghịch, và có thể nói là khó phai mờ trong kí ức của tôi. Thời gian cứ thế trôi qua và học trò tôi cứ thế càng nhiều lên, có những học trò đã ra trường và đi làm, nhưng đến ngày nhà giáo là về thăm trường, thăm Thầy, Cô, bạn bè. Có những em đi làm xa không về được vẫn điện thoại chúc mừng, đó là ý nghĩa của cuộc sống… Ăn quả nhớ kẻ trồng cây…tôi cảm thấy tự hào và hạnh phúc khi học trò của mình đã trưởng thành và vững vàng bước trên con đường sự nghiệp, vẫn có một số em bây giờ là đồng nghiệp của tôi, vẫn cùng tôi dìu dắt thế hệ sau cho trưởng thành…, đó là nhiệm vụ của nhà giáo, là trách nhiệm của lương tâm nghề nghiệp…
          Với ngôi trường Lý Tự Trọng, mặc dù tôi về công tác tại trường không lâu, nhưng trong tôi luôn có một cảm xúc rất lạ, cảm xúc rất gần gũi và thân thiện với Thầy, Cô trong trường, từ cấp lãnh đạo cho đến đồng nghiệp của tôi, tôi cảm thấy rất hãnh diện vì tôi đã chọn đúng nơi tôi muốn đến. Tôi đã tự hứa với bản thân là sẽ cống hiến tất cả cho việc dạy học của tôi tại ngôi trường thân yêu này, vì đó là lòng đam mê nghề nghiệp là niềm tự hào với bản thân. Trong công việc giảng dạy, tôi luôn không ngừng trau dồi kiến thức để có một kết quả tốt đẹp, để có thể truyền đạt lại cho thế hệ đi sau vì mục đích xây dựng ngôi trường Lý Tự Trọng đúng danh hiệu là trường chất lượng cao.

                                                                       Lê Trình Yến Linh
                                                                          Tổ Tiếng Anh


ƠN THẦY
 Thúy Diễm (Ngữ văn)
Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Cha sinh mẹ dưỡng,ơn thầy dạy khuyên
I t chữ học đầu tiên
Cầm tay thầy chỉ từng trang vỡ lòng
Bước vào từ thuở lớp năm
Những bài toán khó thầy thăm hỏi nhiều
Thầy luôn tận tụy thương yêu
Dạy em từng chữ,từng điều nghĩa nhân
Giáo trình thầy dạy vừa xong
Tới nhà thầy hỏi ân cần chúng em
Cầm từng trang vở thầy xem
Gật đầu thầy bảo em nên cố nhiều
Chúng em luôn được thầy yêu
Thầy luôn khuyên bảo nên yêu mọi người
Chúng em là cánh chim trời
Mớm cho no chữ, thuộc lời thầy ghi
Đảng mở đường chúng ta đi
Như đàn chim nhỏ khắp trời bay xa
Đi theo dấu bước cha già
Là đường chân lí sơn hà dựng xây
Này đây khối óc bàn tay
Mài nghiên nét bút dựng xây cuộc đời
Những trang giáo án rạng ngời
Là từng bài học thầy truyền cho em
Mỗi công thức, mỗi dòng thơ
Mỗi trang sử chói  cơ đồ VIỆT NAM
Thầy cho em chiếc thuyền tài
Đưa em đến khắp bến bờ vinh quang

Thúy Diễm (Ngữ văn)


Lời riêng
 
Niềm vui cứ đến bất ngờ
Bao năm dạy học - nghe thơ trở mình
Lời riêng đâu chịu lặng thinh
Thấm từng hơi thở lung linh tâm hồn
 
Lời ru mẹ tặng riêng con
Lời thầy giáo cũ vẫn còn đâu đây
Thời gian theo tháng theo ngày
Đẹp trang kỷ niệm vòng tay học trò
 
Lời thơ riêng để tặng cho
Những người cầm lái đưa đò sang sông
Lời vui cất tự đáy lòng
Chắt chiu tôi ghép thành bông hoa tình.
 
Giáo viên: Võ Thị Minh Nguyệt
Tổ: Toán - Tin
 

NIỀM TIN
                 
 
Ngày đầu tiên tôi tìm về với biển
Ngọn gió lành vuốt tóc tiễn bước chân
Chiếc xe đạp cũ kỹ chẳng phân vân
Lăn tròn bánh vượt hai đèo dốc thẳm
 
Trường Tam Thanh đây! Không cần suy ngẫm
Nhẹ thở phào vơi bớt những nhịp tim
Bước lạ lẫm vào ngôi trường trang nghiêm
Thầy cô mới đồng nghiệp vui đón nhận
 
Đặt niềm tin tôi nhẹ nhàng cẩn thận
Nâng sách vàng phủ lớp bụi thời gian
Xếp lên giá những cuốn sách ngỗn ngang
Bàn tay nhẹ đưa  tôi vào trang sách 
 
Nay xa biển người ơi xin đừng trách
Gửi lại ai vị mặn thuở hôm nào
Bước chân đi lòng mãi cứ nôn nao
Tiếng trống giục đành phóng xe lướt vội
 
Nơi tôi đến buổi ban đầu bối rối
Lý Tự Trọng ngôi trường mới khang trang 
Bao thầy cô, học sinh lắm rộn ràng
Cùng trang sách xua nỗi niềm hiu quạnh
 
Thầy cô giáo, đồng nghiệp không khoảng cách
Tháng ngày qua cùng trang sách với trường
Lật từng trang khoa học chỉ con đường
Nguồn tri thức mở ra chân trời mới
 
Mấy hôm nay bão mạnh dần lại tới
Sợ  ướt sách bụi phủ rơi khắp kệ
Trấn an lòng sách ơi đừng rơi lệ
Cố lên nào chống bão, bụi Th. ơi!
 
Sau cơn bão sẽ ngập tràn nắng mới
Những trang sách vẫn chói ngời trang sử
Thấm máu đào bao thế hệ cha anh
Ai nâng sách chớ nặng tay sách rách
Để ươm mầm cho cho tổ quốc mãi xanh

  ( Trịnh Thị Thủy-CBTV)


CÔ GIÁO TÔI
 
Cô giáo tôi tất bật trăm bề.
Chuyện chồng con chuyện trường chuyện lớp.
Một thân gầy đôi đường toàn vẹn.
Hạnh phúc gia đình trọn nghĩa con dâu.
Trọn tình hàng xóm mai sau.
Vẹn toàn công việc công tư trăm phần.
Chỉ cho tôi cho trường cho tất cả.
Chấp cách cho đời thắp sáng tương lai.

 
Tổ Toán - tin
GV: Trần Thị Kim Lý
 
 CÔ GIÁO TRƯỜNG TÔI
 
Sáng nay cô giáo đến trường
Nhưng lòng cứ mãi vấn vươn việc nhà
Con thơ đem gởi cho bà
Uống ăn bú mớm, dạy xong mẹ về
Sáu giờ cô đã lên xe
Mà khi đế lớp đã nghe trống rồi
Thời gian lặng lẽ cứ trôi.
Lòng cô cứ mãi bồi hồi chẳng yên
Viêc trường rồi đến việc riêng
Cô luôn phấn đấu càng chuyên, càng hồng
Mỗi ngày 4 tiết dạy xong
Học sinh yêu thích thấy lòng nhẹ vui
Dẫu rằng tuổi sắp bốn mươi
Nhưng cô vẫn trẽ như thời xuân xanh
Việc nhà , việc nước hoàn thành
“Phụ nữ hai giỏi” để dành tặng cô
 
VÕ TẤN ĐÔNG
                                                                                    VTĐ
 
 
  
                                     CÔ GIÁO EM
Mỗi khi nhắc đến trường Cao đẳng Sư phạm Đà Nẵng không hiểu tại sao tự đáy lòng tôi bỗng rung động bởi sự xao xuyến bồi hồi không thể kể xiết, những kỉ niệm ngày ấy lại về trong tôi rõ nét và in đậm trong tâm trí làm cho tôi không thể nào rời xa được.
Tôi còn nhớ rõ ngày tôi mới bước vào trường Cao đẳng với bao nhiêu tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Rời thành phố Tam Kỳ bé nhỏ, rời xa lũy tre làng với giếng nước bờ ao, tập tễnh bước ra thành phố, cô học trò quê mùa nhút nhát khờ khạo, đối diện với môi trường mới với nhiều bỡ ngỡ.
Lần đầu tiên xa nhà và ở nội trú cái gì cũng mới lạ với tôi cả, tôi đưa cặp mắt ngây thơ nhìn xung quanh đầy xa lạ với mình. Tâm trạng của tôi lúc này vừa sợ hãi vừa lo âu không biết cuộc sống mới có thích nghi với tôi hay không.
Sau khi làm thủ tục nhập học ở Hòa Khánh, khoa Tiếng Anh của tôi được học ở Đà Nẵng. Tôi được chia vào lớp 6B, lớp học với hai mươi sáu giáo sinh. Bạn bè đều là người xa xứ đến học. Nhưng may mắn tôi được cô giáo chủ nhiệm-một người Hội An mới ra trường. Dường như cô giáo hiểu được tâm trạng lo âu của tôi, cô vui vẻ nói : “Cô cũng ở nội trú dãy lầu A đó em. Có gì vướng mắc em lên gặp cô.” Rồi thời gian trôi qua, tôi quen dần với cuộc sống nội trú, cô chính là người dẫn dắt tôi đến với con đường học tập. Tôi dần dần đi vào nề nếp sinh hoạt và đã thích nghi với môi trường mới. Mọi việc tưởng chừng như êm đềm nhưng cuối năm thứ nhất, ngay vào lúc chuẩn bị thi học kì II thì một biến cố gia đình xảy ra. Ba tôi đã ra đi, tôi hoàn toàn choáng ngất với cú sốc này, lúc tôi đang hụt hẫn đau khổ vì người cha mà tôi thương yêu kính trọng nhất đã ra đi đột ngột mà tôi không được gặp mặt lần cuối. Niếm ân hận day dức ám ảnh mãi trong tôi. Lúc đó cô giáo là người kề bên, động viên, an ủi tôi rất nhiều. Tôi còn nhớ rõ từng lời cô viết trong thư “đời người như một cuốn phim quay sẵn, ta chỉ việc ngồi xem phim, một khúc quanh trong cuộc đời thôi em ạ, mong em đủ nghị lực để sống và làm việc cho gia đình và bản thân. Cô mong nỗi buồn này sẽ chóng nguôi ngoai”
Rồi mọi chuyện trôi qua, tôi đã hoàn thành xong ba năm học. Lúc ấy tôi đàng giảng dạy tại quê nhà. Xa rời trường Cao đẳng với bao nhiêu kỉ niệm, xa cô giáo tuyệt vời của lòng tôi. Nhưng hình ảnh của cô mãi mãi in đậm trong tâm trí tôi.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 lại về, tôi dành tặng cho cô những bông hoa tười đẹp nhất như là lời biết ơn chân thành của tôi. Cô là hạnh phúc lớn lao nhất đời tôi.

Nguyễn Thị Xuân Sơn
Tổ Tiếng Anh
Trường THCS Lý Tự Trọng



   KHI MẸ LÀM CÔ GIÁO

Thức trắng đêm - ầu ơ – con khóc
Nuôi con dại, mẹ nào có thảnh thơi
Trang giáo án, trên bàn đang soạn dở…
Ngủ đi con, gánh giúp mẹ một phần.

 

Làm chủ nhiệm, mẹ thêm đàn con nhỏ
Lũ học trò, nhất quỉ nhì ma
Anh chị con, lại mỗi người một tính
Mẹ làm sao cho trọn vẹn chữ “Thầy”?

 

Lớp thấp điểm, lòng mẹ như lửa đốt
Giận học trò, sao chẳng biết vâng nghe
Ngày suy nghĩ mong tìm ra hiệu pháp
Đêm về, tắt sữa, con khóc oa…

 

Nhưng con yêu, niềm vui của mẹ
Là học trò tíu tít bên cô
Là ánh mắt tròn xoe nghe cô giảng
Là trưởng thành, của trí thức, của tương lai.

… Và là con – trong giấc ngủ no tròn …!

                             Tác giả: Nguyễn Vũ Đoan Thục – tổ Toán Tin
 

BUỔI ĐẦU KỶ NIỆM
Buổi đầu lên bục giảng
Với bao nhiêu ngỡ ngàng
Trên tay ôm chiếc cặp
Nghe đời vui mênh mang.
 
Buổi đầu tiên đi dạy
Trang giáo án kỹ càng
Ghi sâu từng câu một
Mà lòng vẫn lo âu.
 
 
Buổi đầu tiên lên lớp
Đưa ánh mắt nhẹ nhàng
Ngỡ mình bị vây giữa
Cả một rừng gương soi.
 
Buổi đầu tiên lên lớp
Viên phấn nhỏ vô tình
Sao không đi thẳng lối
Cứ lên xuống thất thường.
 
Buổi đầu tiên lên lớp
Từng giọt từng giọt rơi
thấm ướt dần cả áo
Như có cơn mưa rào.
 
Buổi đầu tiên thế đó
Mệt nhọc vẫn vui tươi
Tiếng giảng bài hôm ấy
Vang mãi ở  tim tôi.

 
              Phạm Thị Ánh Tuyết( Tổ Ngoại ngữ)
 
 
 
MẸ LÀ CÔ GIÁO

Khi còn ở tuổi thiếu thời
Mẹ là cô giáo dạy con i tờ
Cầm tay mẹ vẽ ước mơ
Dạy con học những vần thơ tuyệt vời
Hành trang con bước vào đời
Một rương đầy ắp những lời yêu thương
Cả đời dãi nắng dầm sương
Lo cho con mẹ rạng đường tương lai
Núi cao biển rộng sông dài
Công lao của mẹ con nào dám quên
Bây giờ tuổi mẹ đã cao
Vẫn là cô giáo dạy con trường đời
Dẫu cho sóng gió cuộc đời
Làm sao quên được ơn này mẹ ơi!

                        PHI ANH (NV)

ƯỚC NGUYỆN 
                              Ngày ấy,được về ngôi trường,
                       Thành phố nhộn nhịp con đường đông vui.
                             Nơi đây sôi nổi phong trào,
                       Thầy cô nhiệt huyết và bao nhiêu tài.
                             Gia đình hạnh phúc ấm êm,
                        Cơ quan công việc nhiều thêm mỗi tuần.
                             Hoàn thành nhiệm vụ vinh quang.  
                        Tâm hồn thanh thản dâng tràn niềm tin.
                             Yêu nghề thương trẻ em thơ,
                         Ban đêm suy nghĩ bơ vơ thẫn thờ.
                             Xong trang giáo án trắng đen,
                         Để mai truyền tải lẫn xen chữ bài.
                              Đến rồi kỷ niệm của nghề,
                          Bao nhiêu trò cũ tìm về thầy cô.
                             Kính dâng những đóa hoa tươi,
                           Chúc mừng thành quả nụ cười trên môi…
                                                                           Thanh Tuấn (Tổ Toán Tin)
KÝ ỨC
 
Cô giáo ơi đêm đã về khuya.
Trang giáo án vẫn còn đang bỏ ngỏ
Nỗi nhớ nhung ùa về qua khung cửa
Cô nhớ ai hay nỗi nhớ giao mùa.
 
Tuổi thơ ơi! Những ngày đầu cắp sách
Lớp học ơi! Bụi phấn bạc tóc thầy
Làm sao quên những ngày ai dìu dắt
Nét bút này gởi trọn cả niềm tin!

 Hải Lý (HS)

TRỞ LẠI TRƯỜNG XƯA
 
Mới ngày nào tôi là cô bé nhỏ
Mái trường này tôi học chữ “ê, a”
Và hôm nay tôi đã là cô giáo
Cũng mái trường này tôi dạy các em thơ
Cây dương liễu vẫn chờ tôi trở lại
Cổng trường đó vẫn dang tay chào đón
Thầy Cô ơi! em đã lớn lên rồi
Gặp lại tôi Thầy cứ ngỡ ngày xưa
Nắm chặt tay tôi Thầy dặn bảo
“Gắng sức con nhé để giúp ích cho đời”
Cảm ơn Thầy đã dìu em thưở bé
Điều thiêng liêng này mãi mãi khắc ghi.
 
                                              THẢO LƯU
                                              Tổ Anh văn

NỖI LÒNG CỦA MẸ
           
           Chiều nay về thăm quê
           Nhìn lại ngôi nhà xưa
           Đã hoang tàn xơ xác
           Ôi cơn bão đi qua
           Làm lòng tôi quặn thắt
           Bao nhiêu là nước mắt
           Bao nhiêu là mồ hôi
           Đã chôn vùi đi mất
           Mẹ tôi ngồi thờ thẩn
           Giờ con ở nơi đâu
           Có thấu hiểu hay chăng
           Nỗi lòng riêng của mẹ
           Thôi thì con vẫn thế
           Cứ vun trồng cây xanh
           Để dựng xây nước nhà.

 
                              Trương Thị Hạnh-  Tổ : Sử-Địa-CD
Chuyến đò
 
                                Thầy cô là những con đò.
Hành khách là những học trò qua sông.
                                           Dù cho nắng hạ mưa đông.  
Vững tay chèo lái vẫn không nản lòng.
                                           Một đời người-một dòng sông.
Khách mang kiến thức khắp vùng xa xôi.
                                           Dòng sông khi lở khi bồi.
Vẫn dòng sông ấy vẫn người lái xưa.
                                           Dãi dầu sáng nắng chiều mưa.
Vẫn kiên trì lái thuyền đưa tới bờ.

                                      NGUYỄN VANG (Tổ AV)


VỀ LẠI TRƯỜNG XƯA
 
Rồi một hôm tôi về thăm trường cũ
 
Gốc cây già bạc phết nếp thời gian
 
Mái trường xưa rong rêu vì sương, nắng
 
 Kỷ niệm còn đây, gợi nhớ mênh mang
 
 Đã qua rồi những ngày tháng gian nan
 
 Cô giáo trẻ lên vùng cao dạy chữ
 
 Luyện cho các em từng từ từng ngữ
 
Từng cách ăn cách ở cách làm người
 
 Để mai này,có cuộc sống đẹp tươi
 
Tương lai ấy đã trở thành hiện thực
 
Miền núi miền xuôi
 
 Không còn ngăn cách.
 
Cuộc sống nơi này bây giờ đã khác
 
Có đường liên thôn, có điện sáng từng nhà
 
Vẫn đọc bài, vẫn tiếng ê a
 
Vẵn trong sáng, như con sông con suối
 
Vẫn gắn bó tình yêu người miền núi
 
Được về xuôi nhớ miền ngược vô cùng

Trịnh Thị Kiều
Tổ Hóa sinh
GIEO HẠT

Trời đông mưa kéo ngang trời
Em đi gieo hạt cho đời thêm son
Từ sườn núi đến đầu non
Đâu đâu cũng rõ lối mòn quanh co
Lạnh buốt chân lại co ro
Trẻ thơ lầm lũi âu lo sớm chiều
Nghe mưa gió rét buồn hiu
Chăn không đủ ấm, liêu xiêu xóm nghèo
Đâu đây vẳng tiếng dõi theo
Ê a mấy chữ eo sèo bên nương
Mang theo con chữ tơ vương
Mong gieo vào đất góp hương cho đời.

                              Ngô Lê Sơn Hà
 
 XÚC CẢM
 
Gần tạm biệt mái trường tôi yêu dấu
Gắn trong tôi bao kỉ niệm vui buồn
Thời niên thiếu ngày ngày vui đến lớp
Cùng bạn bè, thầy cô giáo mến thương.
 
Khi trưởng thành về lại mái trường xưa
Làm cô giáo vun chăm đàn em nhỏ.
Bao tâm huyết dồn vào từng lời giảng
Mong em thơ mau tiến bước vào đời.
 
Ba mươi bốn năm trong nghề, tuy có nhiều thay đổi
Qua nhiều trường, nhiều cảm xúc khác nhau. 
Lý Tự Trọng thân yêu- Trong tôi là tất cả
Hai mươi bốn năm với bao bạn bè thân.
 
Ngày nhà giáo năm nay là năm cuối
Tôi còn đứng trên bục giảng trước học trò
Bao cảm xúc tràn về trong tâm khảm .
Gần chia tay lòng bỗng thấy xôn xao
 
Theo quy luật điều đến rồi sẽ đến
Gần nghỉ hưu tạm biệt mái trường yêu
Xin gởi lại những gì thân thương nhất
Ôi! Lòng tôi sao xao xuyến ngậm ngùi. 

  
                                                                  NGUYỄN THỊ ÂN
 
 
THÔI  ANH VỀ
Em không trách chi anh
Khi mình chia tay
Bởi em biết.
Trang giáo án với em là tâm huyết
Nhưng giữa cuộc đời vẫn chịu nhiều thua thiệt
Và em biết.
Cây em trồng suốt đời là lẽ sống.
So với thị trường
Với anh nó  chẳng giống ai
Nhan sắc em ư!
Rồi sẽ nhạt phai.
Bởi những đêm dài trăn trở
Thôi anh về chuyện mình dù dang dỡ
Em bằng long nào than thở cùng ai
Vững đôi chân trên  nẻo đường dài
Đường hạnh phúc tương lai em đã chọn.

Bùi  Thị Ánh Tuyết
 
                                                             
 
BÀI THƠ CHO EM


Chiều xuống chậm kéo màn đêm hiu hắt.
Em khua  gì cho mặt nước gợn sao.
Em buồn gì mà phượng tím đến chiều nao.
Ta nhón gót vén hoàng hôn về muộn.
 
Em trong trắng tuổi mười hai bé bỏng.
Thèm được nghe hơi ấm  của mẹ cha.
Thèm được ăn cái bánh ,gói quà
Được mơ ước đến trường cùng chúng bạn…
 
Tay vuốt mắt ,nghẹn ngào trong cơn khát,
Khát tình yêu thương ,khát lẽ sống của con người
.Khát nụ cười luôn rạng nở  trên môi.
Khát tổ ấm gia đình  hạnh phúc.
Em về đâu?
Giữa dòng  oan nghiệt.
Tuổi  thơ  trôi  như  một giấc mơ  buồn
Miệng vẫn cười cho nước mắt không tuôn
Ta chua xót, mong  đời em trong trẻo .
Biển  cuộn  sóng tràn qua rồi lại lặng.
Trời trong xanh chim én báo mùa xuân.

                                                                  Tam Kỳ ngày 18/10/2013
                                                                          Bùi  Thị Ánh Tuyết
  
   TÌNH QUÊ
                         Tự bao giờ
Quê hương trong nỗi nhớ      
Tuổi thơ êm đềm vọng tiếng mẹ ru
Vườn xưa hoa cau  rụng trắng.
Mái hiên nhà nghiêng cánh chim sa
.
Tự bao giờ
Quê hương trong kí ức
Những dấu ấn tuổi thơ nay bỗng vỡ òa .
Thuở chân đất ra đồng cùng với mẹ
Gió chiều về  mải  miết cánh diều xa
 
Chú ghé ngủ quên sau đụn rơm già
Lạc vú mẹ ngẩn ngơ  nhìn … xa lạ
Chìa Vôi hót sau nhà… Sao thương quá!
Chảy vào lòng những năm tháng khó quên !
 
Mẹ tảo tần vắt kiệt sữa nuôi con
Áo vá sờn vai  cha một đời cần mẫn
Giếng nước, bờ tre  ầu ơ câu hát
Cánh cò chiều  thấm từng khúc ca dao …
 
Đất và người  giàu nhân nghĩa biết bao .
Bao hoài cảm  mối tình quê da diết...

                              Bùi Thị Ánh Tuyết
 
  
  KHÔNG THỂ NÀO QUÊN
 
Sân trường đầy nắng
Xôn xao tiếng chim
Các em rộn ràng
 
Lòng ta  mở hội
Vui cùng các em
Trong ngày nhà giáo
Qua bao màu xuân
 
Từ khắp đó đây
Vang lên tiếng ca
Của đàn bé thơ
Lòng ta gắn bó
 
Không thể nào xa
Từng lớp tuổi thơ
Đi qua trong ta
Đong đầy kỷ niệm

 
Nguyễn Lý Anh Đào – Tổ NV - MT
                                                        
                     
             
                   Thổ lộ
 
Ta yêu thương chấp nhận với nhau
“Nghề” quá khó, cuộc đời bể khổ
Dẫu đại dương ngập chìm bão tố
Đây “Tình em sóng lặng đôi bờ”
 
Nhưng ai nào biết ai nào hay?
Cuộc đời là điệp khúc đắng cay
Cơm áo gạo tiền xoay chong chóng
Cắn răng chịu đựng cũng qua ngày
 
Lúc quá buồn tự an ủi thôi
Cuộc đời đọng lại những niềm vui
“Sinh nghề tử nghiệp” khuyên ai đó
Hãy sống quên mình cứ thế trôi
 
Nghề dạy học luôn thay đổi ngôi
Lớp học sinh qua bao thế hệ
Trao niềm tin lặng lẽ hiến dâng đời
Tình em đó “sóng lặng” biển khơi…
 Tam Kỳ, ngày 15/10/2013      Nguyễn Thị Thanh Thủy
 
 
XÚC CẢM

Gần tạm biệt mái trường tôi yêu dấu
Gắn trong tôi bao kỉ niệm vui buồn
Thời niên thiếu ngày ngày vui đến lớp
 
Cùng bạn bè, thầy cô giáo mến thương.
Khi trưởng thành về lại mái trường xưa
Làm cô giáo vun chăm đàn em nhỏ.
Bao tâm huyết dồn vào từng lời giảng
 
Mong em thơ mau tiến bước vào đời.
Ba mươi bốn năm trong nghề, tuy có nhiều thay đổi
Qua nhiều trường, nhiều cảm xúc khác nhau. 
Lý Tự Trọng thân yêu- Trong tôi là tất cả
 
Hai mươi bốn năm với bao bạn bè thân.
Ngày nhà giáo năm nay là năm cuối
Tôi còn đứng trên bục giảng trước học trò
Bao cảm xúc tràn về trong tâm khảm .
 
Gần chia tay lòng bỗng thấy xôn xao
Theo quy luật điều đến rồi sẽ đến
Gần nghỉ hưu tạm biệt mái trường yêu
Xin gởi lại những gì thân thương nhất
Ôi! Lòng tôi sao xao xuyến ngậm ngùi.

              NGUYỄN THỊ ÂN
 
  
CÔ GIÁO VÙNG CAO
 
Mùa đông lại đến. Cái lạnh se se làm tôi lại nhớ đến Trà Nú  - nơi tôi đã từng công tác bảy năm. Tại năm đây, tôi đã gặp chị và hình ảnh về chị đã in đậm trong tâm trí tôi – Chị gương mẫu, yêu thương gần gũi với đồng nghiệp- một người giáo viên mẫu mực, tận tụy với học sinh. Có thể nói chị là tấm gương để tôi học hỏi noi theo trong sự nghiệp trồng người.
          Nhiều người cứ bảo : Tôi nói quá! Nhưng không? Đó là sự thật. Cuộc sống nơi đây vô cùng thiếu thốn, khổ cực, đường đi vất vả gian nan, muốn tới trường phải vượt đèo qua suối. Ngôi trường làng xuyên vẹo, mong manh khác xa hoàn toàn với ngôi trường mà tôi đã dạy ở Thành phố. Tôi thiết nghĩ , nếu có ai yêu nghề lắm mới có thể trụ lại ở ngôi trường này. Vậy mà chị đã kiên trì ở lại đây 18 năm rồi đấy.
          Ngày bước vào nghề lên đây chị mới đôi mươi, một tuổi xuân phơi phới đầy mộng mơ. Nhưng giờ đây chị đã già cọm đi so với tuổi 38 của chị. Tôi luôn hỏi chị : Sao chị không chuyển về để có gia đình lo cho cuộc sống sau này. Chị cười bảo: Chị đã gắn bó với núi rừng, con người, học sinh nơi đây và họ đã trở trành mầm sống của chị, được gặp các em học sinh hằng ngày là niềm vui của chị.Tôi không tin lắm. Nhưng chứng kiến cảnh chị quan tâm , tận tụy yêu thương học sinh tôi thật cảm động và khâm phục. Chị lo cho học sinh như những đứa con yêu của mình. Trường tôi lo cho chị bởi vì đã qua tuổi 38 rồi mà chị cũng không màng gì đến chuyện lập gia đình, nhiều chàng trai làng đến với chị nhưng đều bị chị khước từ.
          Giờ ngồi một mình, hình ảnh chị lại hiện về. Tôi cũng như mọi người luôn mong cho chị có một mái ấm gia đình để an phận tuổi già. Nhưng cũng thật khó vì chị đã gắn đời mình cho vùng cao hẻo lánh rồi. Chị - đúng với nghĩa là giáo viên vùng
cao.                     
                                                                                     Thúy Diễm

 BN GIAO HƯỞNG BN MÙA
 
Một tiếng đàn vang gót chân nhịp hai, ba,  bốn ...
Dòng kẻ xôn xao nốt đen, nốt trắng... mắt trẻ thơ long lanh như sương
Con chim hót ngoài kia, trên tán lá sân trường
Cũng nhún nhảy điệu valse líu ríu cùng cô giáo, hát bài ca mùa Xuân khát vọng.
 
Tổ khúc nào cho hoa nở lộc ươm
Lớp học ngập tràn nắng mai trên môi hồng mắt biếc
Các em nhịp theo bốn,  ba, hai, một...
Xuân,  Xuân ơi,  Xuân đã về !
 
Cũng ngần ấy âm thanh, cứ sáng sáng, chiều chiều
Lá sân trường cũng ngần ấy thời gian rơi đi
Phượng đỏ bao lâu rồi thế nhỉ !
Chim sâu nhảy lăn quăn trên cành mùa Hè
 
Mây trời bay trắng ngang mắt học trò.
Lưu bút còn vài trang chưa ghi kịp
Tiếng Ve não nuột một bài ca buồn muôn kiếp
Vào hạ rồi, mùa chia tay , chia tay ...
 
Thoáng qua nhanh với những chín mươi ngày
Có lá vàng nào chực chờ rơi trước cửa
Tháng tám  xúng xính áo quần thơm mùi vải mới
Xênh xang cặp vở trong tay chờ tiếng trống tựu trường
 
Lớp học vẫn đầy bóng dáng thân thương
Cô giáo đi loanh quanh bục giảng mùa Thu với bài hát Ông Trăng tròn thuở ấy...
Tiếng thước nhịp trên bàn ngỡ ngàng bóng trăng chưa dậy
Áo dài cô thướt tha vạt nắng vàng mơ
 
Rồi cơn gió lạnh nào lạc ngõ bâng quơ
Tuổi mười ba choàng áo len lên tóc
Lá rụng ép trong vở chờ lên lớp
Tặng cho ai rơi khẻ khàng bên bục giảng chiều nay
 
Có phải mùa Đông léng phéng bên ngoài
Trời trở lạnh chữ Cô viết trên bảng đen lóng cóng
Học trò chống cằm nhìn xa xăm lắm
Tìm bài hát dung dăng giữa góc nắng sân trường
 
Cả bốn mùa  về nghe rất thân thương
Vị ngọt của bảng đen, phấn trắng
Của những tình yêu vô tận
Của ngần ấy thang âm, sáng sáng, chiều chiều
 
Cả bốn mùa về nghe rất yêu kiều
Giai điệu mãi ngân nga lời cô giáo
Dấu in nào trên tóc cô  màu của phấn
Bạc đầu... cho mắt trẻ thơ trong.

 
                       Phan Thị Thu Sương
THCS Lý Tự Trọng- Tam Kỳ

THƯƠNG MẸ

Cứ lặng lẽ trong những chiều thứ bảy
Tựa cửa trông sang nhìn áng mây bay
Chợ cách xa những ngày đông giá rét
Mẹ còng lưng trên chiếc xe đạp cũ.
Nhớ thương con không quảng ngại đường xa
Như mọi ngày nhìn mẹ vẫn bôn ba
Lo lắng từng bữa khi con trở về
Chu đáo mọi bề để con được vui.
Trong gian nhà nhỏ ấm nồng tình cảm
Cả đời mẹ khó nhọc bởi vì con
Mẹ hay buồn, hay lo nghĩ về con
Rằng mỗi khi qua làn khói lam chiều.
Mẹ luôn ám ảnh khủng khiếp một điều
Cuộc đời con sao lắm nỗi truân chuyên
Con là kẻ sớm chịu nhiều mất mát
Nếm trải nhiều đau khổ giữa ngày xuân.
Đêm đêm trường mẹ vò võ bâng khuâng
Gió bấc về thương  con buồn sầu não
Nơi tha hương con gánh nặng cuộc đời
Số phận nghiệt ngã than thở bởi trời.
Nay con lại về trong vòng tay của mẹ
Để được yêu thương, an ủi, vỗ về
Giữa cảnh đời còn nặng trĩu  đau thương.
Ôi! Tình mẹ bao la như Đại Dương!

                                 Lệ Cấp

NỖI LÒNG CỦA MẸ
 
Chiều nay về thăm quê
Nhìn lại ngôi nhà xưa
Đã hoang tàn xơ xác
Ôi cơn bão đi qua
Làm lòng tôi quặn thắt
Bao nhiêu là nước mắt
Bao nhiêu là mồ hôi
Đã chôn vùi đi mất
Mẹ tôi ngồi thờ thẩn
Giờ con ở nơi đâu
Có thấu hiểu hay chăng
Nỗi lòng riêng của mẹ
Thôi thì con vẫn thế
Cứ vun trồng cây xanh
Để dựng xây nước nhà.

 
Trương Thị Hạnh-  Tổ : Sử-Địa-CD

GỞI ĐẾN ANH
 
Đất Trà Vinh mưa nhiều ít nắng
Bụi khói mờ gợi nỗi nhớ người thương
Chia tay anh trong buổi chiều mưa tím
Buồn vương  đầy trên mỗi bước em đi
Nhưng em hiểu nơi đây không thể thiếu
Trong ước mơ từ thưở mới đến trường
Trong trang giáo án ngày xưa của má
Và trong cả lời thầy giảng ngọt ngào.
Đến nơi đây em sẽ là cô giáo
Vui đến trường với các em thơ
Cùng viên phấn trong mỗi giờ lên lớp
Được thấy anh trong mỗi cánh thư về

 HUỲNH THỊ TUẤN LỘC
TỐ: LÝ -CN

CHẲNG BAO GIỜ!

Chẳng bao giờ tôi hiểu vì sao?
Biển mênh mông trải dài bãi cát.
Miên man vô tận như trong khúc hát,
Bao tận tâm dạy bảo của thầy, cô.
Chẳng ai tắm hai lần trên một dòng sông,
Bởi dòng thời gian có bao giờ ngừng chảy.
Những đàn chim đậu rồi bay đi mãi,
Chỉ có lòng thầy cô chẳng thay đổi bao giờ.
Ngày trở về tôi đã lớn khôn
Nhưng trước lớp học
Trước thầy cô
Tôi vẫn còn bé lắm.
Nghẹn lắng lòng trong phút giây im lặng,
Nghe yêu thương in dấu thời gian.
Tôi đi tìm trong ngọt ngào khúc hát,
Những mênh mông vô tận của lòng thầy.

Phạm Hoàng Phương Thúy
Tổ: Hóa Sinh


T hào Trường ta

Bảy năm về trường mới
Trường điểm tỉnh đấy mà
Bao bỡ ngỡ ban đầu
Quên thôi.! Lo công việc.
 
Biết bao là công tác
Phong trào và…thi đua
Chẳng kể là thắng - thua
Cuốn mình vào dòng chảy.
 
Đầu năm thi  sáng tác
Thi vẽ lớp, vẽ trường,
Tìm hiểu biển quê hương
Lòng yêu thương Tổ quốc.
 
Rồi lo thi  Hội khoẻ,
Thể dục với thể thao,
Thi sáng tác thơ – văn,
Báo tường và báo tập,
 
Trồng cây và ủng hô,
Bão lụt và Da cam,
Ủng hộ Nam Trà My,
Nào cùng thi đua nhé !
 
Tham gia kế hoạch nhỏ
Mà ý nghĩa thật to
Đóng góp rất hăng say
Có lớp lên nửa tấn
 
Sắp Tết,  thi văn nghệ
Cùng “Tiếp sức đến trường”
Giúp trò nghèo giỏi giang
 Vượt khó trong học tập.
 
Giáo viên thi dạy giỏi,
Học sinh thi Học giỏi
Lý thuyết cùng thực hành
Luôn dẫn đầu thành phố.
 
Tự hào, trường ta đó
Luôn xuất sắc dẫn đầu
Hướng tới “ Trường tiêu biểu”
Thầy - trò cùng thi đua.!

 
Tháng 11/2013
Nguyễn Thị Kim Oanh  (Tổ Hóa –Sinh)

TRANG THƠ VĂN CHÀO MỪNG NGÀY
NHÀ GIÁO VIỆT NAM - 20 / 11 CỦA CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, CÔNG NHÂN VIÊN TRƯỜNG THCS
LÝ TỰ TRỌNG - THÀNH PHỐ TAM KỲ.

 
          Từ lâu, nghệ thuật được coi là "tiếng nói của tâm hồn, là giây phút thăng hoa trong cảm xúc". Thật đúng vậy! Những sáng tác nghệ thuật đích thực bao giờ cũng đem đến cho chúng ta những cảm xúc chân thật, những điều mới mẻ trong cuộc sống. Đặc biệt, với những sáng tác mang tính nghiệp dư của CBGV CNV trường THCS Lý Tự Trọng nhân dịp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 lại càng chân thật, thiết tha hơn. Bởi ở đấy chúng ta bắt gặp những lời thổ lộ, những lời tâm tình từ thẳm sâu tâm hồn của quý thầy cô về nghề, về trường lớp, về cuộc sống mà chưa có cơ hội giãi bày. Cứ thế những sáng tác của quý thầy cô ra đời như những búp nõn, chồi non trong sáng và thiết tha.
          Với hơn 50 sáng tác của tập thể sư phạm nhà trường, chúng ta sẽ có dịp làm quen, tiếp xúc và hiểu hơn nỗi lòng của đồng nghiệp mình trong bao lo toan của cuộc sống, bao bộn bề của công việc, bao trăn trở của dòng đời. Những sáng tác của quý thầy cô tấp nập gửi về cho Ban tổ chức từ những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11 bất luận qua thiên tai bão lũ đã thực sự chứng tỏ được sự nhiệt huyết của thầy cô. Mặc dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn nhưng với dòng cảm xúc đã "chín muồi", trang sáng tác đã nhận được một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Những sáng tác năm nay khai thác nhiều mảng đề tài (tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đặc biệt là những trăn trở về nghề, về công việc,...) và được thể hiện ở nhiều thể loại (thơ, truyện, tản văn). Điều này đã cho thấy ý nghĩa lớn lao của phong trào này.
          Đến với trang thơ văn của quý thầy cô, chúng ta sẽ hiểu hơn nỗi lòng của những đứa con đối với cha mẹ. Đứa con khi đã trưởng thành hiểu được niềm mong đợi con mỏi mòn của người cha trong những tháng ngày hiu quạnh của tuổi già: "Con nhớ nhé lòng cha luôn mong mỏi/ Con chóng trở về nơi góc nhà bình yên" (Về với cha - Dương Thị Mỹ Hạnh)
          Hay chúng ta bắt gặp khoảnh khắc nghẹn ngào của cô Trần Thị Cảnh khi phải chứng kiến những cơn đau đang hành hạ mẹ từng ngày và nỗi lo sợ khi không còn cơ hội để chăm sóc mẹ:   Con chỉ sợ không còn cơ hội
                                      Bởi cơn đau hành hạ từng ngày
                                      Nhìn mẹ đó lòng con quặn thắt
                                      Không biết làm gì chia sẻ cơn đau,..
                                                                   (Mẹ tôi - Trần Thị Cảnh)
          Cũng có lúc chúng ta được ngập chìm trong giây phút vui tươi từ những lời đối thoại của 2 mẹ con khi gặp thầy giáo mới của con và cũng chính là thầy giáo cũ của mình:                            Gặp thầy ngay trước cổng
                                      Con quay lại nói khẽ:
                                      Thầy của con đó mẹ
                                      Mẹ nhìn con nói khẽ:
                                      Thầy của mẹ đó con.
                                                          (Mẹ và con - Nguyễn Thị Thủy)
          Từ bao đời, tình mẫu tử vẫn là đề tài quen thuộc, nóng hổi đối với người cầm bút. Đến với "Thương mẹ" của cô Lệ Cấp, chúng ta càng hiểu hơn nỗi lòng, sự lo lắng của người mẹ dành cho đứa con gái gặp nhiều bất hạnh trong cuộc đời:
                                      Mẹ hay buồn hay lo nghĩ về con
                                      Rằng mỗi khi qua làn khói lam chiều
                                      Mẹ luôn ám ảnh khủng khiếp một điều
                                      Cuộc đời con sao lắm nỗi truân chuyên
                                      Con là kẻ sớm chịu nhiều mất mát
                                      Nếm trải nhiều đau khổ giữa ngày xuân
          Mỗi người một nghề, dạy học cũng là một nghề. "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý" nhưng cũng thật vất vả. Chỉ có những người trong cuộc mới hiểu hết bao vất vả của nghề. Không phải công việc ở trường xong là thảnh thơi mà đêm về còn phải vật lộn với những trang giáo án, thức trắng đêm với những bài kiểm tra nguêch ngoạc của học trò, bao trăn trở mong tìm ra biện pháp giáo dục để các em nên người. Người phụ nữ làm nghề giáo lại càng vất vả hơn. Hãy nghe thầy Võ Tấn Đông chia sẻ những vất vả với đồng nghiệp nữ của mình:
                                      Thời gian lặng lẽ cứ trôi
                             Lòng cô cứ mãi bồi hồi chẳng yên
                                      Việc trường rồi đến việc riêng
                             Cô luôn phấn đấu càng chuyên, càng hồng
                             ...                Việc nhà , việc nước hoàn thành
                             “Phụ nữ hai giỏi” để dành tặng cô
                                                          (Cô giáo trường tôi)
          Những lời tâm sự chân thật của cô giáo trẻ Đoan Thục với con thơ cũng đủ làm ta mủi lòng và cảm thông sâu sắc:
                                      Thức trắng đêm - ầu ơ - con khóc
                                      Nuôi con dại mẹ nào có thảnh thơi
                                      Trang giáo án trên bàn đang soạn dở...
                                      Ngủ đi con gánh giúp mẹ một phần.
                                                          (Khi mẹ làm cô giáo - Đoan Thục)
          Nhưng cũng đáng tự hào thay khi ta có mẹ là cô giáo:
                                      Khi còn ở tuổi thiếu thời
                             Mẹ là cô giáo dạy con i tờ
                             ....               Bây giờ tuổi mẹ đã cao
                             Vẫn là cô giáo dạy con đường đời
                                                          (Mẹ là cô giáo - Phi Anh)
          Những trăn trở về nghề, về những giờ lên lớp, về trường lớp, về học sinh,...là thế mạnh của các thầy cô. Đây cũng là nỗi niềm muôn thuở của tất cả những ai từng đứng trên bục giảng. Ta bắt gặp những lời động viên chân thành của cô Lê Thị Thanh Thúy khi học trò có ý định bỏ học lao vào cuộc mưu sinh giữa dòng xoáy của cơ chế thị trường khắc nghiệt:        Đã nhiều lần em muốn thôi không học
                                      Vất vả kiếm tiền cho cuộc mưu sinh
                                      Em biết không? Cái khó vẫn rập rình
                                      Chực ùa đến chỉ cần ta lơ đểnh
                                      Phải vững lòng để vững bước tiến lên
                                      Bước vào đời khẳng định mình em nhé!
                                                          (Nói với em - Lê Thị Thanh Thúy)
          Cũng bắt nguồn từ ý tưởng mỗi thầy cô sẽ là nơi tin cậy vững chắc để các em san sẻ những nỗi niềm, là ngọn đuốc soi đường cho các em, bao bài thơ đã được hoàn thành như "Học trò tôi" của cô Nguyễn Thị Thanh Thúy, "Nói với em" của cô Kiều Thân, "Nói với học trò" của cô Bích Phượng,... Đặc biệt, những dòng thơ chân thành, tha thiết của cô Bùi Ánh Tuyết trong "Bài thơ cho em" đã thực sự đem đến cho chúng ta những cảm xúc tuôn trào. Bởi ở đấy có những mảnh đời bất hạnh, đáng thương, cần bàn tay sẻ chia, cần hơi ấm tình người:
                                      Em trong trắng tuổi mười hai bé bỏng
                             ....      Được mơ ước đến trường cùng chúng bạn...
                                      Tay vuốt mắt, nghẹn ngào trong cơn khát,
                                      Khát tình yêu thương, khát lẽ sống của con người
                                      Khát nụ cười luôn rạng rỡ trên môi
                                      Khát tổ ấm gia đình hạnh phúc
                                      Em về đâu? Giữa dòng đời oan nghiệt
                                      Tuổi thơ trôi như một giấc mơ buồn
                                      Miệng vẫn cười cho nước mắt không tuôn
          Không dễ gì tìm được sự cảm thông từ người yêu, từ vợ, từ chồng khi mình làm nghề dạy học. Bởi chỉ có những người trong cuộc mới hiểu hết những cái những khó nhọc của nghề. Có những người may mắn nhận được sự sẻ chia từ một nửa còn lại của mình:                          Ta yêu thương chấp nhận với nhau
                                      Nghề quá khó, cuộc đời bể khổ
                                                                   (Thổ lộ - Nguyễn Thị Thanh Thủy)
                                      Đến nơi đây em sẽ là cô giáo
                                      Vui đến trường với các em thơ
                                      Cùng viên phấn trong mỗi giờ lên lớp
                                      Được thấy anh trong mỗi cánh thư về
                                                                   (Gửi đến anh - Tuấn Lộc)
          Nhưng cũng có những người phải chấp nhận hi sinh tình cảm riêng tư để tiếp tục con đường mình đã chọn:
                                      Em không trách chi anh
                                      Khi mình chia tay
                                      Bởi em biết
                                      Trang giáo án với em là tâm huyết
                                      Nhưng giữa cuộc đời vẫn chịu nhiều thua thiệt
                                                                   (Thôi anh về - Bùi Ánh Tuyết)
          Chấp nhận hi sinh là lẽ tự nhiên của người phụ nữ nhưng chúng ta vẫn bắt gặp những nghẹn ngào của cô giáo trong từng lời thơ bởi chưa tìm ra người tri kỷ gắn bó, sẻ chia với cái khó của nghề.
          Nghề dạy học được ví như người chèo đò. Mỗi thầy cô như một người lái đò đưa khách sang sông. Cách ví von gần gũi ấy đã cho thấy sự hi sinh thầm lặng của những ai làm người gieo hạt "Mang theo con chữ tơ vương/ Mong gieo vào đất góp hương cho đời" (Gieo hạt - Sơn Hà). Sự hi sinh không đòi hỏi phải đáp đền:
                                      Dù cho nắng hạ mưa đông
                             Vững tay chèo lái vẫn không nản lòng
                                                                   (Chuyến đò - Nguyễn Thị Vang)
                                      Vì thế hệ...
                                      Vì ánh sáng tương lai...
                                      Mãi mãi trong ta tình yêu thầm lặng
                                      Dẫu gian lao...
                                      Trăm năm vẫn trồng người.
                                                                   (Thầm lặng - Nguyễn Thị Phi)
          "Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương" - Vâng! Những kỷ niệm với trường lớp, thầy cô, bạn bè, học sinh, về những ngày đầu tiên lên lớp và những ngày cuối cùng được đứng trên bục giảng cũng là đề tài được nhiều thầy cô gửi gắm. Hình ảnh về ngôi trường xứ biển Tam Thanh mãi in dấu trong tâm trí cô giáo Nguyễn Thị Hà: "Dẫu rằng: Biển hóa nương dâu- Thầy xưa, trường cũ muôn đời nhớ thương" (Trường quê). Hay những lời tâm tình sâu lắng của cô Trịnh Thị Kiều khi chuyển công tác về xuôi: "Vẫn đọc bài, vẫn tiếng ê a- Vẫn trong sáng như con sông, con suối - Vẫn gắn bó, tình yêu người miền núi- Được về xuôi nhớ miền ngược vô cùng".
          Những ấn tượng về ngày đầu tiên lên bục giảng sẽ đi cùng ta trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời: "Buổi đầu tiên thế đó/   Mệt nhọc vẫn vui tươi/ Tiếng giảng bài hôm ấy/   Vang mãi ở tim tôi" (Buổi đầu kỷ niệm - Phạm Ánh Tuyết).
          Và những ngày tháng cuối cùng nơi bục giảng thân quen trước lúc về hưu cũng sẽ sống mãi trong tâm hồn mỗi chúng ta như một lẽ tất yếu: "Bao cảm xúc tràn về trong tâm khảm/ Gần chia tay lòng bỗng thấy xôn xao/ ....Xin gửi lại những gì thân thương nhất/ Ôi! Lòng tôi sao xao xuyến ngậm ngùi" (Xúc cảm - Nguyễn Thị Ân).  
          "Vầng trăng con nước lênh đênh - Hồn quê sâu nặng tình lêng láng tình" -Bao nỗi niềm với quê hương, với những kỷ niệm tuổi thơ cũng là đề tài được nhiều cô giáo tâm huyết. Và còn biết bao trăn trở về những tiết học gặp những tình huống bất ngờ hay những bài làm văn độc đáo của học trò cũng đem đến cho trang sáng tác những tác phẩm ấn tượng như "Bài học" của cô Kiều Thân, "Cảm xúc" của cô Hồ Thị Mỹ Hạnh,... Đến với trang sáng tác của CBGV CNV trường THCS Lý Tự Trọng, bạn đọc còn bắt gặp được nhiều điều mới mẻ về chính ngôi trường chúng tôi đang công tác và sẽ tự hào cùng chúng tôi về những gì thầy trò chúng tôi đã đạt được trong suốt thời gian qua.
          Nội dung sáng tác phong phú, hình thức cũng được trau chuốt. Tuy nhiên thẳng thắn mà nói, trong các sáng tác chào mừng ngày 20 tháng 11 năm nay của thầy cô trường THCS Lý Tự Trọng cũng bộc lộ nhiều thiếu sót. Nhưng thiết nghĩ đây là những sáng tác tay trái của những cây bút nghiệp dư nên thiếu sót là điều không tránh khỏi. Biết đâu từ những thiếu sót này sẽ nảy nở những ý tưởng mới, những khám phá mới để tiếp tục cho ra đời những sáng tác hoàn chỉnh hơn. Chúng ta cùng hi vọng như vậy trong những mùa sáng tác sau!
          Dẫu non nớt trong cầm bút, dẫu thiếu sót trong sáng tác nhưng trang thơ văn của CBGV CNV trường THCS Lý Tự Trọng chào mừng ngày 20/11 xứng đáng là viên ngọc thơ ca của ngành giáo dục thành phố Tam Kỳ. Chúng ta cũng có quyền hi vọng biết đâu từ mùa sáng tác này sẽ phát hiện ra những hạt ngọc cho nền văn học đang tỏa hương, khoe sắc của tỉnh nhà.
                                                                             Nguyễn Thị Kiều Thân  

Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 3
Tháng 04 : 23
Năm 2024 : 123